Bước đột phá cho Hà Nội phát triển chính là sự sự kiện 6 cây cầu bắc qua sông Hồng khởi công 2024. Với khát vọng xây dựng Hà Nội trở thành thành phố ven sông theo hướng văn hiến, văn minh và hiện đại, Thủ đô Hà Nội sắp tới không chỉ là trung tâm văn hoá chính trị như hiện tại mà còn sẽ là trung tâm tài chính của Việt Nam. Việc xây dựng 9 cây cầu bắc qua sông Hồng, trong đó có 6 cây cầu sẽ được đẩy nhanh tiến độ khởi công vào năm 2024, càng khẳng định ý chí của chính phủ và nhà nước trong việc định hình Hà Nội trong thời gian tới. Chưa bao giờ Hà Nội được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng như hiện tại. Dự án 6 cây cầu này nhận được nhiều kỳ vọng bởi nó sẽ thay đổi bộ mặt giao thông của Thủ đô, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Dưới đây là chi tiết về 6 cây cầu nổi bật sẽ được triển khai trong thời gian này.
1. Cầu Tứ Liên
Có tổng vốn đầu tư lên đên 17.000 tỉ thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025, đây là cây cầu bắc qua sông Hồng có mức đầu tư lớn nhất. Cây cầu này được quy hoạch từ lâu nhưng mới đây mới được phê duyệt về ý tưởng thiết kế và kiến trúc. Điều này báo hiệu cho việc sắp tới cầu sẽ được triển khai, Tập đoàn Sun Group và cty TNHH Quốc Tế T.Y.LIN Việt Nam là 2 đơn vị lên ý tưởng thiết kế kiến trúc và xây dựng cầu Tứ Liên.
Tạo hình cho câu cầy này là ý tưởng 2 cặp rồng bay lên là biểu tượng của kinh đô Thăng Long xưa. Sau khi hoàn thành thì khả năng cầu Nhật Tân phải nhường vị trí mới cho Cầu Tứ Liên. Cầu Tứ Liên có chiều dài 2.9km trong đó cầu chính dài 1m quy mô mặt cắt ngăn theo quy hoạch với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp đi kèm với đó là 2 làn đi bộ. Cầu Tứ Liên dự kiến là cây cầu dây văng thứ 2 của thành phố Hà Nôi sau cầu nhật tân và dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay 2024 và sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm và quận Tây Hồ đoạn đi qua khách sạn Thắng Lợi và đoạn cuối kết nối với đường Trường Sa hay còn gọi là đường Quốc Lộ 5 kéo dài. Sau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm giao thông quan trọng kết nối 2 bờ sông Hồng sẽ giúp cho người dân Đông Anh dễ dàng đi vào thành phố giảm giao thông nên cây cầu Đông Trù và Tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm. Giảm 30- 40 phút thời gian đi từ Đông Anh sang trung tâm thành phố và giảm ách tắc giao thông lộ trình từ thủ đô đi ra các tỉnh phía bắc. Hình thành cửa ngõ thứ 3 từ sân bay Nội bài về Trung tâm của thành phố Hà Nội và phát triển hạ tầng xã hội mở rộng thủ đô lên phía Bắc, dãn mật độ dân cư và đô thị góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Hà Nội.
Việc xây dựng cầu Tứ Liên còn thúc đẩy kích thích sự phát triển của các dự án bđs trong đó không thể không nhắc đến dự án Vinhomes Cổ Loa. Đây là 1 trong những dự án đang rất được mong chờ trong năm 2024.
2. Cầu Thượng Cát
Cầu Thượng Cát là cây cầu kết nối giữa đường vành đai 3.5 kết nối giữa quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Theo thông tin tôi nhận được thì gần như chắc chắn cầu thượng cát sẽ được khởi công vào tháng 10 năm 2024 này. Cầu Thượng Cát lấy ý tưởng từ những chú chim cất cánh bay lên tạo điểm nhấn độc đáo và đẹp mắt với tổng chiều dài đường dẫn của cầu lên tới 5,2km trong đó chiều dài của cầu là 4km, chiều dài cầu chính là 820m bề rộng khoảng 33m được thiết kế với 8 làn xe 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Tốc độ cho phép là 80km/h đảm bảo thông xuốt tuyến đường vành đai 3.5 từ phía Nam nên phía Bắc sông Hồng. Cây cầu được thiết kế tại vị trí này nhằm giảm tại lưu lượng lên tuyến đường 70, đường Vành đai 3, QL32.
Cầu có điểm đầu nằm ở vị trí km3+505 – đường Kỳ Vũ, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm và điểm cuối là km số 8 đầu nối vào khu công nghiệp Bắc Thăng Long, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến là 8.300 tỉ từ ngân sách của thành phố. Thời gian thực hiện trong 4 năm, từ năm 2023 đến năm 2027. Chủ đầu tư là ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội.
Về thiết kế
Cầu chính gồm 4 nhịp với 3 trụ sử dụng kết cấu dây văng bằng bê tông cốt thép và giữ lực. Do vị trí xây dựng cầu nằm trong vùng phễu bay của sân bay Nội bài nên không cho chép xây dựng trụ cao, vì vậy cầu Thượng Cát sẽ được thiết kế với cầu dây văng. Sau khi dự án hoàn thành sẽ giúp giảm tải ách tắc giao thông cho các tuyến đường như đường 70, đường vành đai 3 và hình thành nên tuyến đường hạ tầng không chỉ là quan trọng với thủ đô mà nâng cao tỷ lệ mật độ giao thông đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quận Bắc Từ Liêm, huyện Đông Anh, Quận Nam Từ Liên, huyện Hoài Đức cũng như các địa phương khác lân cận. Đặc biệt trong giao đoạn 4 của tuyến đường vành đai 3.5 cầu Thượng Cát được khởi công sẽ là điều kiện tốt để phát triển các dự án bất động sản và trong đó có 1 dự án rất đình đám của chủ đầu tư Vinhomes đó là Vinhomes Đan Phượng hay có tên thương mại là Vinhomes Wonder Park.
3.Cầu Trần Hưng Đạo
Là cây cầu nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có vai trò quan trọng trong việc kết nối 2 bờ sông Hồng góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm ùn tắc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
Cầu Trần Hưng Đạo sau khi hoàn thành sẽ trở thành biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội với kết cấu vòm chính là 2 đường còn tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình vô cực. Điểm đầu của dự án là ngã 5 Trần Hưng Đạo giao với Trần Thánh Tông, điểm cuối của dự án giao với quốc lộ 5 hay còn gọi là đường Nguyễn Văn Linh. Dự án có tổng mức đầu tư là 16.374 tỉ, công trình được xây dựng với chiều dài toàn tuyến là 5,6km . Quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp và 2 làn đi bộ. Tốc độ 80km/h các cầu nhánh trong nút giao có bề rộng từ 7-9 m. Theo quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo có công tác chuyển bị và thiết kế trong năm 2023-2024 và thi công vào cuối năm 2024. Cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2027, theo thông tin mà tôi nhận được thì cầu Trần Hưng Đạo sẽ là cây cầu thứ 2 sẽ được khởi công sau cầu Thượng Cát vì vậy nó được đặt trong vị trí thứ 2 trong danh sách này.
4. Cầu Hông Hà
Không giống như các cây cầu nối từ nội đô sang các huyện ở Hà Nội, đây là cây cầu nối 2 huyện phía Bắc của Hà Nội đó chính là Đan phượng và Mê Linh. Cầu có chiều dài 6km được thiết kế với 6 làn xe cao tốc và 2 làn xe hỗn hợp. Tổng mức đầu tư là 9.800 tỉ thời gian khởi công của dự án bắt đầu từ quý 4 năm 2024 dự kiến hoàn thành năm 2027. Đây là dự án cầu lớn thuộc dự án thành phần đâu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức đối tác thông tư và dự án trọng điểm quốc gia trong tuyến đường vành đai 4 của thủ đô.
Đầu năm 2024 dự án này đã bắt đầu được triển khai những mũi khoan thăm dò địa chất đầu tiên để phục vụ cho công tác triển khai đã đề ra. Sau khi cây cầu này được triển khai nó sẽ là điểm kết nối giao thông quan trọng giữa đan phương và mê linh thay vì phải đi qua cầu Thăng Long như hiện tại thì cầu Hồng Hà đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 huyện này chỉ còn 1 nửa thời gian. Đặc biệt cầu này còn đóng vai trò đặc biệt trong kết nối giao thông khu vực phía Bắc của thủ đô và là điểm không thể thiếu trong kế hoạch phát triển hoàn thiện vành đai 4 năm 2027 của Chính phủ và Quốc gia.
5. Cầu Mễ Sở
Đây là câu cầu thứ 5 bắc qua sông Hồng dự kiến triển khai trong năm 2024, là câu cầu được cho là vô cùng quan trọng cần nhanh chóng được triển khai xây dựng để giảm ùn tắc cho vành đai 3 và cầu Thanh Trì. Dự án được thiết kế với chiều dài cầu cũng như đường dẫn lên đến 13,8km bề rộng là 24,5m. Được xây dựng theo kết cấu bê tông cốt thép đơn thuần có thiết kế tương tự như cầu Vĩnh Thịnh và cầu Vĩnh Tuy.
Điểm đầu của dự án là nút giao giữa quốc lộ 1A và đường vành đai 4. Điểm cuối cầu dự án là nút giao vành đai 4 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Tổng mức đầu tư 4.841 tỉ dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2027. Đây cũng là cây cầu đầu tiên và duy nhất được phê duyệt nhằm kết nối 2 khu vực là Hà Nội và Hưng Yên khi bắc qua sông Hồng. Sau khi hoàn thành, cầu Mễ Sở mở ra hướng đi mới cho địa phương từ Trung tâm Hà Nội ra huyện Văn Giang và ngược lại. Dự án cầu Mễ Sở và đường vành đai 4 có vai trò quan trọng trong việc kết vùng đảm bảo kết nối trực tiếp địa phận này với thủ đô cũng giống như cầu Hồng Hà cầu Mễ Sở là 1 trong những dự án trọng điểm Quốc gia phải hoàn thành năm 2027 nên đây sẽ là dự án sẽ rất được chú trọng trong thời gian tới.
6.Cầu Vân Phúc
Đây là cây cầu gây nhiều tranh cãi và bàn tán nhất trong 6 cây cầu sẽ được triển khai sớm trong năm 2024. Trong những cây cầu Bắc qua sông Hồng được xây dựng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Dự án có tổng mức đầu tư là 3.443 tỉ dự kiến khởi công vào quý 2 năm 2024 và đưa vào sử dụng cuối năm 2027. Dự án cầu Vân Phúc có tổng chiểu dài 7,76km đi qua các địa bàn xã Phụng Thượng, Long Xuyên, Xuân Đình, Vân Phúc huyện Phúc Thọ Hà Nội. Điểm đầu cầu nằm tại điểm giao cắt với QL32, điểm cuối nằm ở vị trí danh giới hành chính giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Về thiết kế
Cầu được thiết kế theo dạng bê tông cốt thép, phần cầu chính vượt qua sông có chiều dài 1,3km rộng 20,5m quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ riền phần đường nối qua QL32 đến cầu Cạn vượt qua lòng hồ Vân Cốc có chiều rộng 32m quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Cầu Vân Phúc là cây cầu kết nối giữa Hà Nội với Vĩnh Phúc sau cây cầu Vĩnh Thịnh mà chúng ta đã từng biết. Việc xây dựng cầu Vân Phúc không chỉ giúp cho hoàn thiện giao thông liên tỉnh mà còn thúc đẩy giao thông thương mại các vùng kinh tế phía Bắc.
Chúng ta hãy cùng chờ đợi những bước chuyển mình tiếp theo của giao thông thủ đô qua những công trình vượt qua sông Hồng liệu sau khi hoàn thành những cây cầu này thì giao thông của Hà Nội có được thay đổi bộ mặt hay không.