5/5 - (3 bình chọn)

Là 1 trong 4 câu cầu nghìn tỷ sẽ được triển khai trong năm 2024, cầu Tứ Liên nổi bật lên với thiết kế ấn tượng cùng với khả năng giảm tải lưu lượng giao thông cho các cây cầu lớn: Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Long Biên… hứa hẹn sẽ giải quyết được bài toán về tình trạng ùn tắc giao thông.

Cầu Tứ Liên – một biểu tượng mới của Hà Nội

Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Sở GTVT được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng.

vinhomescoloa.net Bản quy hoạch cầu Tứ Liên trong tương lai
Bản quy hoạch cầu Tứ Liên trong tương lai

Với tổng mức đầu tư lớn, cầu Tứ Liên được thiết kế bài bản với chiều dài cầu 2,9km, cầu chính dài 1km với 6 làn đường dành cho xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn dành cho người đi bộ. Nhịp cầu dài 1.000m, khoảng cách trụ 500m, đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8.

Phạm vi nghiên cứu dự án có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao QL5 kéo dài, có tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 3,9km, 5 nút giao trên tuyến gồm: Nút giao Nghi Tàm, nút giao Hữu Hồng, nút giao kết nối bãi giữa, nút giao Tả Hồng, nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

Theo đó, cầu Tứ Liên được thiết kế là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, 2 hệ cột trụ được tạo dựng như hình ảnh của 4 con rồng đang từ mặt nước bay vút lên trời cao, kết hợp với hệ thống dây văng như những tia nước bám trên thân rồng đang bắn tung ra. Ý tưởng này gắn chặt với tên gọi Thăng Long – Hà Nội, với ý nghĩa mảnh đất rồng bay lên.

vinhomescoloa.net Là cây cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội.
Là cây cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội.

Ở một góc nhìn khác, 2 trụ cầu chính của cầu Cầu Tứ Liên hiện lên mềm mại như 2 chú chim bồ câu nhỏ đang chao liệng trên dòng sông Hồng – dòng sông Mẹ gắn liền với lịch sự thăng trầm của Thủ đô. Dù ở góc nhìn nào, cầu Tứ Liên cũng hiện lên đầy kiêu hãnh.

Lợi ích của cầu Tứ Liên với mạng lưới giao thông

Cầu Tứ Liên là cầu dây văng thứ hai sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội. Cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.

Phối cảnh cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, kết nối đôi bờ sông Hồng vinhomescoloa.net
Phối cảnh cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, kết nối đôi bờ sông Hồng.

Giảm tải lưu lượng xe

Cầu Tứ Liên là một phần quan trọng trong hạ tầng giao thông của Hà Nội. Nó được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm ách tắc giao thông cho các cây cầu lớn hiện có trong thành phố như: Cầu Long Biên, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương.

Việc hình thành cây cầu trong nội đô bắc qua sông Hồng sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc. Đồng thời hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố. Dự án cũng góp phần hình thành các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa Sông Hồng, đường quy hoạch xung quanh cầu Tứ Liên, tạo mạch giao thông hiện đại và thông suốt.

Rút ngắn khoảng cách từ Cổ Loa, Đông Anh vào Trung tâm thành phố

Hiện tại, việc di chuyển giữa hai khu vực này phải qua cầu Nhật Tân hoặc cầu Long Biên, dẫn đến quãng đường dài và thời gian di chuyển lâu hơn. Với cầu Tứ Liên, một tuyến đường trực tiếp hơn sẽ được mở ra, giúp giảm đáng kể quãng đường và thời gian di chuyển, có thể dưới 30 phút tùy thuộc vào điều kiện giao thông.

Hơn nữa, cầu Tứ Liên sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông trên các cầu hiện tại, đặc biệt là trong giờ cao điểm, bằng cách phân bổ lại lưu lượng giao thông. Không chỉ vậy, cầu Tứ Liên còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, bất động sản và các dịch vụ khác ở khu vực Đông Anh, nhờ vào việc cải thiện kết nối giữa khu vực này và các quận nội thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *